Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Thời điểm giá cả tăng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu..., để giữ được thị phần, không ít nhà sản xuất tuyên bố mạnh mẽ việc giữ nguyên giá bán...
Tuy nhiên, theo phản ánh từ người tiêu dùng, hiện khá nhiều mặt hàng giữ nguyên giá, nhưng chất lượng đi xuống rõ rệt.
Giảm chất lượng để giảm giá
Anh Nguyễn Ích Tuấn, thuê phòng trọ tại đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TP HCM, cho biết, thông thường mỗi đợt biến động giá cả, chủ nhà sẽ tăng giá phòng trọ. Nhưng đầu năm đến nay, khi có thông tin hàng trăm nhà trọ ở TP HCM cam kết không tăng giá, tiền phòng nơi anh trọ được giữ nguyên (1,5 triệu đồng một phòng mỗi tháng). Tuy nhiên, trong hóa đơn tiền nhà hàng tháng “bỗng dưng” có thêm mục “phụ thu”, dao động 30.000 - 40.000 đồng/phòng. Thấy khó hiểu, nhiều lần anh thắc mắc nhưng chủ nhà cứ tìm cách “đánh trống lảng”...
Chị Trần Thanh Thúy, ngụ đường Phạm Đình Hổ (quận Bình Thạnh), cho biết, thường mua trái cây ven đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp), vì giá chỉ bằng 2/3 giá ngoài chợ hay trong siêu thị. Tuy nhiên, khi về nhà cân lại thì mỗi ký trái cây giá rẻ này luôn thiếu từ 2 - 3 lạng.
Còn chị Mỹ Dung, ở đường Vườn Lài (quận Tân Phú), cho biết: “Hầu hết giá các mặt hàng từ đầu năm tới nay đều đã tăng mạnh. Nhưng với một số mặt hàng cam kết không tăng giá thì chất lượng không còn như trước. Điển hình là bánh chưng có thương hiệu bán tại siêu thị giá chỉ tăng thêm 1.000 - 2.000 đồng một cái nhưng ít nhân, nhiều lá. Phần bò bít tết tại nhà hàng quen hiện nay vẫn giữ nguyên mức giá cũ, tôi thấy lạ, vì giá thị bò ngoài chợ cứ tăng vù vù. Chỉ đến khi thấy miếng thịt trên đĩa “mỏng đến thảm hại” mới đành chép miệng”.
Cần chia sẻ khó khăn
Bà Bùi Hạnh Thu, Phó tổng giám đốc Sài Gon Co.op, lại cho rằng, không có trường hợp nhà sản xuất không được tăng giá sẽ tìm cách “ăn bớt” chất lượng hay số lượng... Bởi cơ chế thị trường, doanh nghiệp làm điều đó đồng nghĩa với tự sát. Vì hầu hết các hệ thống bán lẻ đều có những cơ chế quản lý, giám sát chất lượng, nhà sản xuất không thể vì chút lợi mà đánh mất sự hợp tác lâu dài.
Còn ông Nguyễn Đức Thắng, chủ cơ sở sản xuất bánh chưng Hố Nai (Đồng Nai), có sản phẩm phân phối tại hệ thống Sài Gòn C.op cũng khẳng định, áp lực đầu vào tăng (khoảng 4%), nên ông đề nghị tăng giá bán lên 2% và Co.op Mart đồng ý. “Mức tăng dù không tương xứng, nhưng trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp không dám tăng giá nhiều. Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi giảm chất lượng hay trọng lượng sản phẩm...”.
Bà Thu cho rằng, nếu giá đầu vào tăng thì giá bán ra cũng phải tăng, chứ cứ bán với giá cũ thì nhà sản xuất chỉ có nước phá sản. Nhà phân phối phải đồng hành với người tiêu dùng và nhà sản xuất. Nếu nhà phân phối tẩy chay nhà sản xuất, người tiêu dùng hưởng lợi thì vô tình gây sức ép cho nhà sản xuất, ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động.
Những ngày qua, người tiêu dùng TP HCM xôn xao trước việc hệ thống BigC ngưng bán hàng trăm sản phẩm đợi đàm phán giá với nhà sản xuất và cuối cùng thì phía siêu thị cho biết đã đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, theo bà Bùi Hạnh Thu, tình trạng kiến nghị tăng giá bán lẻ thời gian qua diễn ra ở hầu hết các mặt hàng, nhưng doanh nghiệp không “điên” đến mức yêu cầu tăng giá để không bán được hàng của mình, vì không có nhà cung cấp này sẽ có nhà cung cấp khác. Không có doanh nghiệp nào tăng giá bằng cách gây sức ép kiểu… dâng thị phần cho người khác. Đã bán hàng được vào hệ thống siêu thị lớn, thì nhà sản xuất phải có cách quản trị doanh nghiệp. Theo bà Thu, sau mỗi đợt biến động thị trường, giá đầu vào (nguyên liệu, vận chuyển, nhân công...) tăng, siêu thị phải ngồi lại để tính toán giá tăng bao nhiêu, khả năng chia sẻ với người tiêu dùng... từ đó quyết định có điều chỉnh giá bán hay không.
(Báo Đất Việt)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.